10 mẹo để có một bài thuyết trình tuyệt vời - Phần 1

[Kỹ năng mềm] - Thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu trong học tập và công việc. Hầu hết các hoạt động trong học tập và làm việc đòi hỏi kỹ năng này. Và ngày nay, thuyết trình không còn được hiểu theo nghĩa và phạm vi hẹp nữa - đứng trước đám đông, trình bày về một vấn đề hay chủ điểm nào đó - mà được cảm nhận và hiểu theo một nghĩa rộng hơn - trình bày luận điểm của mình dù là trong một nhóm nhỏ hay một nhóm đông khán giả, hoặc thậm chỉ chỉ là một người và hướng khán giả của mình theo hướng đồng tính với luận điểm mình đưa ra. 
Vì tính thiết thực của kỹ năng thuyết trình, TTC xin chia sẻ với các bạn 10 mẹo để có một bài thuyết trình tuyệt vời. Những mẹo thuyết trình này sẽ giúp bạn có một bài nói chuyện thuyết phục hoặc ít nhất giúp bạn có được nền tảng để phát triển kỹ năng thuyết trình của mình.

Mẹo số 1: Ghi lại những kinh nghiệm hay quan sát của bạn:

Khán giả luôn thích thú và quan tâm đến những kinh nghiệm và quan sát thực tiễn. Vì vậy, khi thuyết trình, hãy cho họ điều này, và bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên vô cùng tuyệt vời, độc đáo, và riêng biệt.
Dành ra 10 phút mỗi ngày để ghi lại những quan sát, hay kinh nghiệm thực tế mà bạn thấy được trong cuộc sống hàng ngày về một chủ đề nào đó. Cố gắng thực hiện một cách đều đặn. Qua thời gian, bạn sẽ có vô số những dẫn chứng, ví dụ cụ thể để minh họa cho những chủ điềm bạn đề cập đến trong bài thuyết trình của mình. 
Dành thời gian đọc lại những gì mình đã ghi chép sẽ giúp những ý tưởng này trở thành của bạn và chúng sẽ hết sức hữu dụng trong những cuộc đối thoại, giao tiếp hàng ngày, và tất nhiên là bài thuyết trình của bạn.

Mẹo số 2: Quan sát những bài thuyết trình tuyệt vời:

Chúng ta học hầu hết thông qua việc bắt chước những người xung quanh ta - Cha mẹ, anh chị, bạn bè. Thuyết trình cũng không ngoại lệ
Việc này không có nghĩa là bạn bắt chước rập khuôn theo những hình mẫu này mà thông qua đó thẩm thấu những điều hay những điều đặc biệt của diễn giả mà bạn yêu thích - chẳng hạn như khiếu hài hước, cách sử dụng ngôn từ, cử chỉ điệu bộ.
Thông qua việc quan sát nhiều lần những diễn giả nổi tiếng mà bạn yêu thích, bạn sẽ thẩm thấu một cách vô thức những điều hay, khác biệt của những diễn giả này và tất nhiên vẫn giữ được những nét riêng của bạn khi thuyết trình.

Mẹo số 3: Luôn quan tâm đến sức khỏe của mình:
Bạn có thể đang thắc mắc sức khỏe thì liên quan gì đến thuyết trình.
Bạn không thể kiểm soát mọi thứ, nhưng bạn có thể kiểm soát những thứ có thể được kiểm soát. Ví dụ, Không uống nước lạnh hay những thức uống lạnh trong vài ngày trước buổi thuyết trình. Bên cạnh đó, uống nước để nguội hoặc nước ấm sẽ giúp giọng của bạn hoạt động tốt hơn trong buổi thuyết trình. Khi bạn xuất hiện, vẻ bề ngoài khỏe mạnh, cân đối sẽ làm cho vô thức của khán giả bạn tính nhiệm bạn hơn.
Đây là vấn đề lâu dài, không nên quá khắt khe về chế độ ăn uống, thay vào đó, hãy ăn chừng mực và dành thời gian cho việc tập thể dục để mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Mẹo số 4: Hãy tìm cho mình một người cố vấn:
Hiện nay có vô số những tài liệu hướng dẫn và mẹo để làm cho bài thuyết trình của bạn tốt hơn, tuy vậy, một người cố vấn tốt là điều không thể thay thế.
Vì sao? Vì người này sẽ giúp bạn nhận ra cái gì đúng, cái gì chưa đúng, cái gì nên, cái gì không nên trong một bài thuyết trình. Và quan trọng hơn, là làm cách nào để khắc phục những cái chưa đúng và thay thế những điều không nên.
Bạn đang tự hỏi: ai sẽ là người cố vấn, và làm thế nào để tìm ra người cố vấn này? Bất kỳ ai có kỹ năng và kiến thức thuyết trình tốt hơn bạn đều có thể trở thành cố vấn cho bạn - một người bạn, một người thầy, hay thậm chí một người em. Thêm nữa, bạn có thể có nhiều người cố vấn khác nhau và mỗi người sẽ cho bạn những kiến thức rất riêng về thuyết trình.

Mẹo số 5: Luôn đặt câu hỏi:

Bất kỳ một ai khi được đề nghị hay bắt buộc phải thuyết trình đều ít hay nhiều có tâm lý hồi hợp. Và việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn vượt qua được cảm giác này.
Việc đặt những câu hỏi sẽ cho bạn phương hướng để thực hiện bài thuyết trình của mình:
Tại sao lại cần bài thuyết trình này? (Why)
Ai là người tham dự buổi thuyết trình này? (Who)
Người tham dự sẽ được gì sau khi tham gia thuyết trình (What)
....?
Những câu hỏi này, nếu có thể, nên đặt trực tiếp cho người muốn bạn thuyết trình. Như vậy, bạn sẽ càng rõ hơn về những gì mình cần phải làm cho buổi thuyết trình sắp tới.

Đón xem: 10 mẹo để có một bài thuyết trình tuyệt vời - Phần 2

                                                                                                                                                              Theo: Ramakrishna Reddy
                                                                                                                                                         Sưu tầm và dịch: Toeic247.vn

No comments:

Post a Comment

Pages