Kĩ năng cho sinh viên mới ra trường

#skill #cv #job
❗️ Trước khi ra trường, sinh viên chúng mình cần KASH 🎈
✏️ KASH là một công cụ được rất nhiều công ty sử dụng để phục vụ cho việc training nhân viên. KASH là viết tắt của Knowledge, Attitude, Skills và Habits - là 4 yếu tố quyết định đến thành công của mỗi người.
❗️ Một bạn sinh viên như thế nào là đã sẵn sàng bước khỏi ghế nhà trường? Đó là chúng mình được trang bị đúng và đủ 4 yếu tố KASH ở trên. Trang bị như thế nào?
📍KNOWLEDGE (KIẾN THỨC): Nhà tuyển dụng không đòi hỏi các bạn sinh viên phải có kiến thức trên trời hay thuộc làu làu mọi thứ đã học ở trường. Chỉ cần có những kiến thức cơ bản phục vụ cho mục đích công việc là đủ. Ví dụ bạn học Marketing có biết về 4P, 4C, các nguyên lý Marketing để vận dụng vào chiến dịch chưa? Bạn học HR đã trang bị đủ kiến thức về cách vận hành của một công ty chưa? Bạn học kế toán, luật đã nắm rõ luật doanh nghiệp, luật nhà nước và các luật về giấy tờ linh tinh chưa?
📍Kiến thức ở nhà trường là kiến thức cơ bản, khi ra ngoài đi làm thì chúng ta vẫn cần cập nhật thêm kiến thức mỗi ngày. Ta cập nhật kiến thức kinh tế xã hội bằng cách đọc sách, đọc các báo kiểu Forbes, Economics, hoặc học các khoá học online trên Udemy, Coursera, Future Learn. Các kiến thức về kinh tế xã hội và chuyên ngành được update thường xuyên giúp chúng mình theo sát được và dự đoán được tình hình công việc tốt hơn.
📍ATTITUDE (THÁI ĐỘ): Là người trẻ, khi kiến thức còn non và kĩ năng còn kém, thái độ là cái bù lại cho chúng mình. Thái độ ở đây không chỉ đơn là là thái độ 'tốt' hay 'kém', mà nó còn được thể hiện qua cách nhìn nhận vấn đề và cách nghĩ của một người. Suy nghĩ tạo ra hành động. Hành động tạo ra kết quả. Thái độ quan trọng như vậy nên nhiều người mới cho rằng chữ A là quan trọng nhất trong KASH.
📍Vậy người trẻ chúng mình nên thể hiện thái độ như thế nào? Một là thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp. Nó thể hiện từ những cái nhỏ nhất khi chúng mình đi tìm việc như: Email chuyên nghiệp (có avatar và chữ ký), nội dung email đầy đủ 3 phần (chào hỏi, nội dung, cảm ơn), một bản CV chuyên nghiệp (chỉn chủ, dễ đọc, đầy đủ thông tin, có đầu tư) cho đến những thứ khác như đến đúng giờ khi phỏng vấn hoặc gửi thư cảm ơn sau mỗi buổi phỏng vấn hoặc hội thảo.
📍Đấy là thái độ trước khi vào làm. Sau khi vào làm thì luôn phải giữ tinh thần ham học hỏi. Mỗi ngày học một tí, phấn đấu một tí để bản thân tốt hơn, công việc tốt hơn. Không ai giỏi tất cả mọi thứ, nên đừng tinh vi tinh tướng con cá nướng.
📍SKILLS (KỸ NĂNG): Là cái mà nhà tuyển dụng dễ nhìn thấy nhất khi tuyển các bạn. Kĩ năng có được thông qua kinh nghiệm và làm thực tế. Kĩ năng thì có nhiều làm, technical skills (kiểu Work, Excel), job skills (kiểu Event Management, Analyzing Report) hay soft skills (kiểu Communication, Teamwork, vân vân).
Với một bạn sinh viên vừa ra trường nếu nói thiếu kinh nghiệm thì tạm chấp nhận được, chứ thiếu kĩ năng thì không thể. Ví dụ technical skills hoàn toàn có thể tự học trên Google rất nhiều, soft skills thể hiện qua các công việc hằng ngày chúng ta làm hoặc trong quá trình tham gia CLB. Ví dụ việc điều phối một chương trình từ thiện thì đó là kĩ năng sắp xếp và leadership. Hay việc tự chuẩn bị cho một chuyến du lịch bụi cá nhân cũng thể hiện kĩ năng tỉ mỉ và sắp xếp đấy.
📍HABITS (THÓI QUEN). Là cái mà chúng ta lặp đi lặp lại mỗi ngày mà không cần phải nghĩ. Là sinh viên, chúng mình hãy chuẩn bị cho bản thân một vài thói quen tốt như là: Mỗi ngày tập thể dục 30 phút (Ra phòng gym, chạy bộ, gập bụng tại nhà) giúp sức khoẻ tốt hơn, mỗi ngày đọc sách 30 phút (sách gì cũng được) giúp kiến thức tốt hơn và nói chuyện thông minh hơn, mỗi ngày dành ra 30 phút học ngoại ngữ để tăng cơ hội cho bản thân sau này tìm việc tốt hơn. Thói quen không phải tạo ra một sớm một chiều được, phải kiên trì. Đã có nghiên cứu nói là để tạo được một thói quen mới thì phải kiên trì liên tục trong 66 ngày. Nên các bạn kiên trì nhé.
Vậy lần tới nếu bạn muốn kiểm tra xem mình đã thành công đến đâu rồi thì hãy tự hỏi mình là: Mình đã có những kiến thức gì rồi? Kĩ năng của mình đã đủ chưa? Thái độ của mình có tốt không? Mình đã luyện được bao nhiêu thói quen tốt rồi nhé?

No comments:

Post a Comment

Pages